Thủ tướng bấm nút khởi công dự án lọc dầu 5,4 tỷ đô sau 10 năm lận đận

16:51 - 09/04/2018

Sau 10 năm mua đi bán lại, thay đổi nhà đầu tư liên tục, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam đã chính thức khởi công hôm nay, 24/2 và dự kiến vận hành thương mại năm 2022.

Ngày 24/2, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam ((Long Sơn Petrochemicals - LSP) với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD đã tổ chức khở

Sau 10 năm mua đi bán lại, thay đổi nhà đầu tư liên tục, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam đã chính thức khởi công hôm nay, 24/2 và dự kiến vận hành thương mại năm 2022.

Ngày 24/2, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam ((Long Sơn Petrochemicals - LSP) với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD đã tổ chức khởi công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là tổ hợp hoá dầu đầu tiên tại Việt Nam với công suất lên tới 1,6 triệu tấn/ năm, có khả năng thay thế các sản phẩm polyolefins đang phải nhập khẩu. Dự án cũng bao gồm các cơ sở hạ tầng khác bên cạnh tổ hợp sản xuất hoá dầu, khu cảng nước sâu.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SCG, cho biết đây là dự án trọng điểm trong chiến lược mở rộng của doanh nghiệp này tại ASEAN mà Việt Nam là trọng tâm. SCG tin rằng dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan trong chuỗi giá trị, cũng như nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh của sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu.

Thu tuong bam nut khoi cong du an loc dau 5,4 ty do sau 10 nam lan dan hinh anh 1
Phát lệnh khởi công dự án, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dự án triển khai an toàn, đúng tiến độ- Ảnh: VGP/Nhật Bắc .

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội đủ các điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để triển khai các dự án quy mô lớn về lọc hóa dầu, chế biến dầu khí. Việc triển khai dự án cũng là cụ thể hóa chủ trương về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, đẩy mạnh công nghiệp lọc hóa dầu, phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Thủ tướng đặt ra nhiều yêu cầu với chủ đầu tư, giao nhiệm vụ cụ thể cho Tập đoàn dầu khí quốc gia và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để đảm bảo dự án hoàn thành, hoạt động đúng tiến độ, bởi dự án này đã lận đận 10 năm qua.

Với chủ đầu tư, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình xây lắp dự án để vận hành an toàn tuyệt đối. Trong quá trình thi công dự án phải cam kết tuân thủ quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Cùng với đó là giữ gìn văn hóa truyền thống của người dân địa phương và phục hồi rừng tự nhiên ở khu vực này, để phát triển bền vững, lâu dài.

Đây là dự án có quy mô lớn, số lượng công nhân tham gia ở công trường đông, chủ đầu tư, nhà thầu và địa phương phải tuân thủ nghiêm quy định về an toàn lao động, không để ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của công nhân.

Chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được yêu cầu cùng chủ đầu tư thực hiện cam kết tái định cư lâu dài và đào tạo nghề cho người dân địa phương. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dự án triển khai. Bởi ngoài ý nghĩa kinh tế, dự án còn mang ý nghĩa chính trị lớn, có tác động đến quan hệ chính trị, hữu nghị 2 nước, cần đảm bảo sự thành công cả dự án.

Thu tuong bam nut khoi cong du an loc dau 5,4 ty do sau 10 nam lan dan hinh anh 2
Sau 10 năm lận đận, tổ hợp Hóa dầu Miền Nam đã chính thức khởi công sáng 24/2.

Việc khởi công dự án Lọc hóa dầu Miền Nam đã chấm dứt sự hoài nghi về việc có khả năng vận hành chính thức hay không sau biến động thay đổi đối tác suốt 10 năm qua.

Theo ông Nguyễn Văn Trình, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 15.000-20.000 việc làm trong quá trình xây dựng, hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao khi đi vào vận hành thương mại.

Dự án cũng ước tính sẽ góp 60 triệu USD/năm cho ngân sách quốc gia trong suốt 30 năm kể từ khi đi vào hoạt động.

Được cấp phép vào tháng 7/2008, tổ hợp hóa dầu Long Sơn có tổng vốn đầu tư là 3,77 tỷ USD, sau tăng lên 4,5 tỷ USD và cuối cùng là 5,4 tỷ USD.

Tại thời điểm năm 2008, chủ đầu tư là Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn - một liên danh giữa Tập đoàn SCG (53%), Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan thuộc SCG (18%), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN (18%) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Vinachem (11%). 

Sau đó Vinachem thoái vốn, cũng là lúc Qatar Petroleum International đã tham gia bằng cách mua lại 25% cổ phần từ SCG. Đi kèm là hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hoạt động mà Qatar Petroleum chính là nhà cung cấp. Trước đó, vào năm 2009, Tập đoàn này cũng đã kí kết thỏa thuận khung với SCG để đầu tư vào dự án.

Tuy nhiên, 3 năm sau ngày góp vốn, Qatar Petroleum International đã bất ngờ tuyên bố rút khỏi dự án buộc SCG phải mua lại 25% với trị giá khoảng 36 triệu USD (khoảng 1.300 triệu baht).

Hiện nay, SCG nắm 71% vốn tại Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) - doanh nghiệp được thành lập để triển khai thực hiện Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam.

Thu tuong bam nut khoi cong du an loc dau 5,4 ty do sau 10 nam lan dan hinh anh 3
PVN và SCG bắt tay hợp tác giữa năm 2017 thúc đẩy tiến độ dự án. Ảnh: MOIT.

29% vốn còn lại thuộc về PVN, sau khi đã nhận thêm 11% từ phía Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khi đơn vị này quyết định rời khỏi dự án. Để có được 11% này, PVN đã trả khoảng 100 tỷ đồng cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, dù hiện tại vẫn còn 10% chưa thanh toán.

Mới đây, theo một báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngày 20/12/2017, phía SCG đã có thư gửi Thủ tướng đề nghị cho phép SCG được mua lại toàn bộ phần vốn góp của doanh nghiệp này tại dự án kèm theo một số điều kiện để dự án có thể triển khai thuận lợi.

Đề nghị mua lại phần vốn góp của PVN được đưa ra sau 9 tháng kể từ thời điểm SCG cùng với PVN đã đặt bút ký lại Hợp đồng liên doanh và Điều lệ công ty để chính thức trở thành 2 nhà đầu tư lớn trong Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (cuối tháng 3/2017).